Google hiện tại đã hỗ trợ rất nhiều các loại Rich Snippets, sau đây là định nghĩa Rich Snippets là gì và các hình ảnh ví dụ về từng loại cụ thể trên các công cụ tìm kiếm !
Trên Google và một số cỗ máy tìm kiếm khác như Bing bắt đầu cho triển khai các hỗ trợ hiển thị kết quả liên quan tới website theo các dữ liệu được trích xuất từ website đó, cụ thể nó sẽ được khai báo theo một kiểu nào đó trong website, sau đâu là vài thứ chúng ta cần để ý, nó chính là Rich Snippets:
Phần mềm Ninja xin hướng dẫn 1 số nội dung sau:
Theo ví dụ như trên hình, các bạn có thể thấy Rich Snippets được hỗ trợ ở hai site khác nhau với kiểu hỗ trợ khác nhau, điều này tùy thuộc vào website khai báo hỗ trợ kiểu nào, ở kết quả thứ nhất đó chính là Vote,hiển thị dấu sao trên Google, kiểu thứ hai phổ biến hơn đó là Breadcrumb cho trang, giúp người dùng hiểu và điều hướng dễ dàng hơn.
Vậy Rich Snippets là gì ?
Rich Snippets đơn giản là một loại hiển thị đặc biệt có quy định kiểu của cỗ máy tìm kiếm, nó bao gồm các đoạn mã đặc biệt ( schema.org ) được nhúng vào trong website theo một form nhất định với các giá trị không cố định, ví dụ như bạn có thể khai báo website của mình có breadcrumb, có vote, có comment, cóbán hàng với mức giá X và đang còn hàng … Giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng trích xuất dữ liệu hơn, ngoài ra còn giúp người dùng tò mò và kích thích sự kích vào kết quả tìm kiếm ( tỉ số click thought rate ).
Nếu website của bạn đã hỗ trợ Rich Snippets thì có thể kiểm tra tại đây – một công cụ test của Google !
Có mấy loại Rich Snippets ?
Có rất nhiều cách để bạn khai báo Rich Snippets, tuy nhiên có các loại phổ biến sau mà hiện tại các công cụ tìm kiếm đang hỗ trợ ( tham khảo thêm các kiểu Rich Snippets tại Schema.org ).
- Breadcrumbs – Hiển thị link điều hướng trong chuyên mục bài viết. Công dụng của nó là giúp người tìm kiếm hiểu rõ bài viết đó nằm trong chuyên mục nào và cấu trúc liên kết dẫn tới nó. Tuy nhiên việc hiển thị thông tin này đang còn nhiều bí ẩn.
- Event – Hiển thị các thông tin quan trọng của những sự kiện mà bạn đang tổ chức và đăng nó lên website. Các thông tin này bao gồm tên event, thời gian diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event.
- Organizations – Hiển thị thông tin của cơ quan, tổ chức sở hữu website. Các thông tin này bao gồm tên tổ chức, địa chỉ văn phòng, số điện thoại và đường dẫn tới website.
- People – Hiển thị nơi làm việc và vị trí làm việc của một cá nhân nào đó.
- Products – Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng thì cũng có thể thêm các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình trên máy tìm kiếm như giá tiền, đánh giá.
- Recipes – Đây là thông tin thú vị dành cho các blog chuyên về ẩm thức và dạy nấu ăn đây. Tính năng này sẽ hiển thị những thông tin quan trọng của một bài viết chuyên về ẩm thực như thời gian hoàn thành, lượng calories có trong món ăn và thông tin đánh giá bài viết.
- Review – Hiển thị giá thành sản phẩm và xếp hạng đánh giá cho sản phẩm đó. Thích hợp với các blog marketing hay affiliate.
- Software Application – Khi bạn đăng một ứng dụng hay phần mềm nào đó lên website và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng ngoài kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ sử dụng cái này. Nó sẽ hiển thị một hình ảnh tượng trưng cho ứng dụng, kèm theo đó là giá tiền của ứng dụng đó.
- Facebook Share – Mặc định khi tiến hành chia sẻ một liên kết nào đó lên Facebook, liên kết đó sẽ tự động hiển thị tiêu đề, hình ảnh và trích đoạn giới thiệu. Thông thường thì chúng ta không thể kiểm soát những thông tin này để hiển thị theo ý muốn. Nhưng giờ đây bạn có thể làm được điều đó với Rich Snippets bao gồm tùy chỉnh tiêu đề, trích đoạn giới thiệu và hình ảnh đại diện với Rich Snippets. Cái này được gọi theo 1 cái tên khác dành riêng cho nó là Facebook Open Graph.
- News – hiển thị danh sách tin tức mới nhất theo một sự kiện nào đó, xem ảnh ví dụ bên dưới.