Ngày nay mọi doanh nghiệp gần như đều có website vì vậy nhu cầu phát triển nội dung là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ của mình để tư vấn nhưng lại không biết viết thế nào cho tốt, viết thế nào để đẹm lại truy cập cao từ Google. Như vậy yêu cầu hợp tác cùng các đơn vị SEO có kỹ thuật SEO copywriting thực sự cần thiết. Ở bài viết này trước mắt CAIA sẽ giới thiệu cho các bạn khái quát về SEO copywriting và các bước cơ bản để thực hiện nó.
Phần mềm Ninja phân tích một số nội dung sau
SEO Copywriting là gì ?
Thủ thuật SEO copywriting là tổng hợp các phương pháp gồm tự viết bài hoặc tổng hợp các nội dung miễn sao tạo ra được nội dung tốt cho SEO. Nội dung tốt cho SEO đồng nghĩa với việc làm hài lòng người đọc và Google đánh giá cao website của bạn. Việc website đạt nhiều truy cập chỉ là vấn đề thời gian mà thôi!
Hướng dẫn các bước cơ bản để SEO Copywriting hiệu quả
Tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ … website cần viết.
Hiểu 1 cách tổng quát hơn là Research website của khách hàng. Chỉ có làm như vậy mới có thể biết chúng ta cần viết gì, viết cho ai …
Chọn chủ đề cho bài viết :
Bạn hãy chọn những chủ đề mà nhiều người quan tâm thuộc lĩnh vực của website bạn trước sau đó mới là viết thế nào, tìm đâu ra kiến thức để viết bài đó. Việc này đôi khi cần đến sự hợp tác của 1 công ty SEO và chính doanh nghiệp sở hữu website. Chỉ có như vậy mới đảm bảo truy cập cho bài viết của website. VD:
- Làm thế nào để chữa bệnh viêm gan ?
- Cách chữa viêm gan b hiệu quả.
Bố cục và tối ưu cho bài viết cho SEO
Bạn có thể gói gọn trong các bước sau:
- Đặt 1 title hay (Đọc thêm bài: Kỹ thuật giật title hiệu quả)
- Viết và sắp xếp nội dung bạn có.
- Thêm mở bài và kết bài để người đọc dễ hiểu và ghi nhớ.
- Thêm link ở bài viết để người dùng có thêm tài liệu tham khảo
- Thêm các video hình ảnh mà bạn thấy hữu ích cho bài viết
- Tối ưu SEO (title, description, FB , G+)
Nhìn lại bài viết của bạn.
Sau một thời gian bạn hãy quay lại bài viết của mình để đánh giá xem có thực sự nhiều người quan tâm hay không. Tự nhủ lại 1 số câu hỏi sau:
- Cấu trúc bài viết đó có dễ hiểu không? Có cần sửa lại cấu trúc để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung hay không?
- Bài viết của mình đã có cần thêm video hoặc hình ảnh chưa? Nếu chưa thì nó sẽ có ích và thú vị hơn khi chèn thêm ảnh hay video vào bài hay không?
- Bài viết này có mang lại giá trị cho độc giả hay không? Có chắc là sẽ nhiều người thích nó rồi đi chia sẻ nó hay không?
- Đọc lại bài viết một lần nữa, có chỗ nào sai chính tả, sai câu cú hay mắc lỗi diễn đạt ngớ ngẩn nào không?
Để bán hàng trên facebook hiệu quả mời xem thêm: Phần mềm Facebook Ninja , Facebook Ninja