Lừa đảo trên mạng xã hội là vấn đề mà rất nhiều người dùng gặp phải gần đây. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản giờ đây không chỉ thông qua các hành vi vay, mượn tiền, tài sản đơn thuần mà đã biến tướng dưới nhiều dạng hành vi khác phức tạp và tinh vi hơn, đặc biệt là thông qua mạng xã hội. Phần mềm facebook Ninja sẽ chia sẻ tới bạn một số chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội và cách phòng tránh để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và những người xung quanh.
Nội Dung Chính
1. Các chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội
Đối tượng lừa đảo không nhắm đến một nhóm người nhất định nào; bất kỳ ai cũng có thể trở thành mục tiêu lừa đảo. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến.
1.1 Dùng messenger để lừa tiền chuyển khoản
Messenger (thuộc Facebook) đang là một trong những nền tảng nhắn tin OTT phổ biến nhất tại Việt Nam. Chính vì thế việc lừa đảo qua hình thức này trở nên dễ dàng với chiêu trò tinh vi như: chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, sau đó tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị… Sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo, Viber… thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng.
Xem thêm: Các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài khoản facebook mới nhất 2021

Dùng messenger để lừa đảo qua mạng xã hội facebook
1.2 Mạo danh cơ quan pháp luật, cơ quan Nhà nước
Đây là hình thức lừa đảo đã xuất hiện và tồn tại từ lâu, nhưng vẫn được áp dụng để uy hiếp tinh thân của những người nhẹ dạ cả tin. Để lừa nạn nhân, đối tượng sử dụng chiêu trò thông báo liên quan đến đường dây tội phạm hay nghi vấn có giao dịch bất hợp pháp, yêu cầu chuyển tiền để tại ngoại, cung cấp bằng chứng ngoại phạm…
1.3 Lừa đảo qua mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản qua hoạt động TMĐT
TMĐT là một trong những nơi diễn ra hoạt động buôn bán, trao đổi phát triển và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Với hình thức này, các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, order hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng sẽ không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng đến người dùng và xóa dấu vết bằng cách khóa trang MXH bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Lừa đảo qua mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản qua hoạt động TMĐT
1.4 Thông qua hình thức kinh doanh đa cấp
Kinh doanh đa cấp đã không còn trở nên xa lạ với mỗi chúng ta. Bạn có thể dễ dàng thấy được trên các trang MXH phổ biến hiện nay như: Facebook, Zalo, Instagram.. Do đó, kẻ lừa đảo lợi dụng người dùng thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu tư.
2. Các biện pháp phòng tránh lừa đảo qua mạng xã hội
Các chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, tiền bạc trên mạng vẫn xảy ra rất thường xuyên. Làm thế nào để nhận diện và phòng tránh? Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn tránh được nguy cơ bị lừa qua mạng.

Một số biện pháp phòng tránh lừa đảo qua MXH
- Bảo mật thông tin cá nhân: Không nên tiết lộ thông tin cá nhân qua mạng hoặc qua điện thoại. Đối tượng lừa đảo có thể sử dụng những thủ đoạn khác nhau để lấy cắp mật khẩu, số tài khoản và thông tin nhận dạng của bạn. Không cung cấp quyền truy cập những thông tin này cho bất kỳ ai. Kiểm tra địa chỉ e-mail và các đường dẫn cẩn thận trước khi cung cấp thông tin.
- Cẩn trọng với các điểm phát wi-fi công cộng: Một số kẻ lừa đảo có thể bắt chước các tên mạng tin cậy cho những kết nối wifi để lấy cắp thông tin. Do đó trong lúc truy cập những mạng này, bạn đừng bao giờ thao tác các việc liên quan tới tài khoản ngân hàng.
- Không click vào các đường link khả nghi: Cần thận trọng trước các đường link hứa hẹn sẽ giúp bạn trở nên giàu có trong phút chốc. Cũng đừng bao giờ mở các tài liệu đính kèm khi bạn không tin tưởng vì chúng có thể phát tán mã độc cho thiết bị của bạn.
Như vậy, phần mềm quảng cáo Facebook đã chia sẻ những chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội đến người dùng, đồng thời đưa ra các giải pháp để người dùng bảo vệ tài khoản mình tốt nhất. Hy vọng, bài viết đã mang tới những thông tin bổ ích cho các bạn.
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/