Phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing luôn là một trong những công việc mà mỗi công ty cần phải thực hiện. Bởi việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược marketing phù hợp trong kinh doanh đồng thời còn giúp biết được vị trí hiện tại của đối thủ trên thị trường. Vậy làm sao để phân tích đối thủ cạnh tranh? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Ninja nhé!
I. Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình tìm kiếm, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng kinh doanh loại sản phẩm, cùng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ đó đưa ra đánh giá, chiến lược phù hợp với mục đích cụ thể để. Việc này còn giúp phát triển kinh doanh, khắc phục điểm yếu, phát huy lợi thế của doanh nghiệp mình so với đối thủ.
Để cho việc phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh mang tới hiệu quả cao nhất thì bạn cần phải thực hiện các công việc sau đây:
– Chọn đối thủ cạnh tranh phù hợp để phân tích.
– Chọn nguồn dữ liệu uy tín.
– Phân tích khía cạnh mang tới lợi ích của đối thủ.
– Biết cách sử dụng insight và thông tin đã thu thập được để phát triển doanh nghiệp.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp nắm được cơ chế hoạt động của đối thủ và xác định được cơ hội tiềm năng mà bạn đang có. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing của đối thủ giúp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ để đưa ra phương hướng cho mình.
II. Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh
Như đã nói ở trên, phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh. Từ việc phân tích này sẽ giúp bạn hiểu được đối thủ đang làm gì, theo trend nào, họ sử dụng thuật ngữ nào,… để hiểu được chế độ của họ và đưa ra những chiến thuật phù hợp hơn với doanh nghiệp. Hơn nữa, với việc phân tích cạnh tranh còn giúp nắm bắt cơ hội kinh doanh cả thị trường hay trong ngành.
Việc phân tích, thấu hiểu đối thủ cạnh tranh còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm, chọn cách thức sản phẩm để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, đối thủ tốt hơn. Phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp cho doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của mình với đối thủ. Để từ đó hình thành chiến lược phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
III. Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing chi tiết nhất
Để thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing, bạn hãy tham khảo 7 bước dưới đây nhé:
Bước 1: Xác định các đối thủ cạnh tranh.
Để có thể xác định được đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp bạn có thể tìm kiếm trên Google, trên các trang thương mại điện tử qua sản phẩm và ý tưởng kinh doanh. Sau đó, hãy lập ra các tiêu chí để lựa chọn nhóm đối thủ cạnh tranh phù hợp cho doanh nghiệp.
Bạn có thể thực hiện tìm kiếm thông tin của đối thủ cạnh tranh qua các kênh:
– Trên Google và các công cụ tìm kiếm
– Qua quảng cáo trực tuyến
– Qua bảng hỏi, phỏng vấn khách hàng
– Qua ấn phẩm thương mại
– Qua truyền thông xã hội và diễn đàn
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: khách hàng mong muốn điều gì khi mua hàng online để có thể xác định được mong muốn và nhu cầu của khách hàng một cách chính xác. Từ đó, đưa ra được các hoạch định tối ưu.
Bước 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Việc tiếp theo sao khi xác định được đối thủ cạnh tranh đó chính là đánh giá các đối thủ cạnh tranh đó. Bạn nên thực hiện đánh giá về mặt: thị phần nắm giữ, quy mô hoạt động của đối thủ, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và các chiến lược mà đối thủ đang thực hiện.
Nếu như bạn đánh giá đối thủ cạnh tranh càng kỹ sẽ giúp doanh nghiệp định hướng rõ và đưa ra các chiến lược marketing 0 đồng, hay trả phí phù hợp, tốt hơn họ.
Bước 3: Phân loại đối thủ cạnh tranh
Phân loại đối thủ cạnh tranh cũng theo 3 loại đã được phân chia ở phần trước đó: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Bước 4: Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh
Để tiến hành thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh thì bạn cần thực hiện thu thập qua 5 nhóm sau đây:
– Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ: Những thông tin chung về quy mô, kết cấu, cách hoạt động kinh doanh của đối thủ.
– Sản phẩm, dịch vụ của đối thủ: Thu thập thông tin về đặc tính, giá cả sản phẩm để vạch bản marketing plan hợp lý. Sau đó cải tiến cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
– Kênh phân phối: Tìm hiểu về đặc điểm hoạt động kênh phân phối, cấu trúc kênh phân phối để giúp bạn tổ chức kênh phân phối của mình cho phù hợp nhất.
– Kênh truyền thông của đối thủ: Tìm hiểu đối thủ đang thực hiện cách thức marketing online, offline nào, những câu slogan thu hút khách hàng nào đối thủ đang sử dụng,… . Họ đang thực hiện cách thức nào để tiếp cận khách hàng. Từ đó, mình rút ra và phân tích khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện quét tệp khách hàng facebook, mạng xã hội khác qua việc sử dụng công cụ để lưu lại tệp khách hàng riêng cho doanh nghiệp.
– Khách hàng của đối thủ và nhận thức của khách hàng về đối thủ: Thu thập phản hồi của khách hàng về đối thủ là một cách giúp rút ra được kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình. Chính những phản hồi, những lời khuyên đó sẽ giúp bạn có thể đưa ra những chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Bước 5: Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Sau đó, bạn có thể thực hiện lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh để sắp xếp dữ liệu đã thu thập được sao cho hợp lý. Bạn có thể phân nhóm theo các tiêu chí sau:
– Giá cả.
– Sản phẩm cung cấp.
– Nội dung truyền thông.
– Tương tác trên mạng xã hội.
– Yêu cầu của khách hàng.
– Những đặc điểm khác.
Bước 6: Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Dựa vào mục đích phân tích đối thủ cạnh tranh mà bạn có thể lựa chọn các mô hình phân tích đối thủ sao cho phù hợp nhất. Hiện nay, có 5 mô hình phân tích phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như:
– Phân tích đối thủ cạnh tranh bằng swot: Mô hình SWOT là mô hình hữu dụng dùng để phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh.
– Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: mô hình giúp phân tích năm lực lượng cạnh tranh khác nhau, áp dụng trong mọi ngành công nghiệp.
– Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: mô hình xác định các đối thủ cạnh tranh chính của công ty. Mô hình giúp xác điểm mạnh và điểm yếu của chính công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh tranh.
– Mô hình đa giác cạnh tranh: là mô hình gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ hoặc tập hợp đối thủ.
– Phân tích nhóm chiến lược: giúp phân tích các doanh nghiệp đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng của chiến lược.
Bước 7: Thực hiện lập báo cáo phân tích đối thủ
Sau khi đã tìm hiểu được các thông tin cần thiết về đối thủ cạnh tranh bạn cần thực hiện lập báo cáo phân tích cụ thể. Ở bước này, bạn cần phải thực hiện tổng hợp các thông tin và phân tích rõ ràng cả nội dung và trình bày.
Một bản báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh càng chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được các chiến lược tiếp thị, kinh doanh càng hiệu quả hơn. Việc này còn giúp doanh nghiệp cùng cố được chỗ đứng trên thị trường và mở rộng thị phần của doanh nghiệp mình.
Trên đây là 7 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing chi tiết nhất được áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo để thực hiện áp dụng nhằm tối ưu hiệu quả và điều hướng chiến lược kinh doanh sao cho hợp lý nhất nhé! Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Group HCM: https://www.facebook.com/groups/952213511918580/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lammarketing0dong
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCemwpJtaSpQJL_0KGL8mkBA
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/