Dễ dàng nhận ra những “thiên thần Victoria’s Secret”, “công chúa Disney” hay “vận động viên Michael Jordan – Air Jordan, Nike). Họ chính là đại diện cho tính cách, giá trị, điểm khác biệt của thương hiệu. Trong lĩnh vực branding, tất cả những điều đó được gọi là brand personality. Vậy brand personality là gì? Các nhãn hàng đã làm gì để xây dựng brand personality? Cùng Ninja tìm hiểu nhé!
I. Brand personality là gì?
Brand Personality (hay còn gọi là Tính cách thương hiệu), là bức tranh tương tự tính cách con người, được doanh nghiệp, thương hiệu xây dựng và truyền tải thương hiệu.
Tính cách thương hiệu sẽ là một hình tượng xuyên suốt, đi cùng doanh nghiệp từ việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và truyền tải ra bên ngoài.
Trong một xã hội có hàng trăm hàng nghìn doanh nghiệp đang cạnh tranh, việc xây dựng tính cách thương hiệu là vô cùng cần thiết để bạn nổi bật và khẳng định thương hiệu mình. Lúc này, bạn nhanh chóng đạt lợi thế trên đường đua chinh phục thị trường.
Bạn cùng Ninja đã hiểu brand personality là gì? Cùng khám phá 12 hình mẫu tính cách thương hiệu kinh điển mà các doanh nghiệp trên toàn cầu đang theo đuổi.
II. Ý nghĩa của brand personality là gì?
Với brand personality, doanh nghiệp có thể tự định hình mình sẽ thể hiện tính cách và đặc trưng như thế nào.
– Đầu tiên và quan trọng nhất, brand personality giúp thương hiệu nổi bật, dễ nhớ và ở lại trong tâm trí khách hàng.
– Với tính cách thương hiệu, tương tự việc xây dựng tính cách con người, giúp thương hiệu thống nhất phong cách giao tiếp. Bao gồm phong cách, giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh. Thể hiện qua việc truyền thông, đăng bài hay tương tác với khách hàng qua các spam comment facebook bằng tool spam cmt.
– Bởi tính cách thương hiệu xây dựng dựa trên hình mẫu một người thật, thương hiệu lúc này sẽ gần gũi, dễ giao tiếp với khách hàng hơn – “từ trái tim đến trái tim”. Việc giao tiếp bao gồm cả online và offline. Ví dụ, nhãn hàng có thể giao tiếp online qua website, trang Facebook,… và lan tỏa bằng việc sử dụng phần mềm đăng bài facebook post trên nhiều nền tảng Fanpage, group,… Bên cạnh đó, thân mật hơn, các doanh nghiệp hiện nay sử dụng phần mềm gửi tin nhắn hàng loạt trên facebook phục vụ trong các chiến dịch Remarketing hiệu quả.
– Xây dựng những cộng đồng có chung mối quan tâm dựa theo tính cách và hành vi người dùng. Ví dụ: với câu chuyện tái định vị của Biti’s qua những chuyến đi, thương hiệu có thể tạo những cộng đồng chia sẻ trải nghiệm “phượt”. Với sự phát triển của các giải pháp mới, nhãn hàng dễ dàng có cách kéo mem group facebook, dù bằng dịch vụ hoặc các tool kéo mem group facebook uy tín.
– Cung cấp cơ sở để xây dựng các chiến dịch tiếp thị, truyền thông giá trị thương hiệu.
III. 12 tính cách thương hiệu – hình mẫu kinh điển
12 hình mẫu kinh điển mà các thương hiệu lớn, vừa và nhỏ đều đang theo đuổi khi xây dựng brand personality là gì?
1. Người bình thường – The Regular Guy
– Mục tiêu: Kết nối với người khác.
– Đặc điểm: Thân thiện, hỗ trợ, trung thành, khả năng kết nối.
– Giá trị của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có tính gắn bó.
– Ví dụ: eBay, IKEA, Home Depot.
2. Hình mẫu ngây thơ – The Innocent
– Mục tiêu: Tạo ra niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.
– Đặc điểm: Tinh khiết, tốt đẹp, tươi trẻ, lạc quan, trung thành, đơn giản.
– Giá trị của doanh nghiệp: Doanh nghiệp với giá trị sâu sắc, niềm tin, sự tin cậy, liên quan trực tiếp đến đạo đức.
– Ví dụ: Pantene, Dove, Coca-Cola.
3. Người chăm sóc – The Caregiver
– Mục tiêu: Chăm sóc và bảo vệ những người xung quanh.
– Đặc điểm: Nuôi dưỡng, chăm sóc, vị tha, từ bi, hào phóng.
– Giá trị của doanh nghiệp: Hỗ trợ cộng đồng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục hoặc viện trợ cứu hộ.
– Ví dụ: Hallmark, Unilever, P&G, Johnson & Johnson, Heinz.
4. Người khôn ngoan – The Sage trong brand personality là gì?
– Mục tiêu: Góp phần mở rộng kiến thức và sự hiểu biết trên thế giới
– Đặc điểm: Sự hiểu biết, kiến thức, trí tuệ, cố vấn, chu đáo, khả năng phân tích.
– Giá trị của doanh nghiệp: Giúp hiểu rõ hơn về từng vấn đề cụ thể, cung cấp khả năng phân tích.
– Ví dụ: BBC, Wikipedia, PBS, Google, Philips.
5. Người khai phá – The Explorer
– Mục tiêu: Không ngừng tìm kiếm trải nghiệm và chinh phục những đỉnh cao mới.
– Đặc điểm: Không ngừng nghỉ, đầy tham vọng, đề cao tính cá nhân, độc lập.
– Giá trị của doanh nghiệp: Sôi động, mạo hiểm, khám phá.
– Ví dụ: Red Bull, The North Face, Indiana Jones, Jeep.
6. Người khởi tạo – The Creator
– Mục tiêu: Tạo dựng giá trị bền vững và ý nghĩa lâu dài.
– Đặc điểm: Giàu trí tưởng tượng, tính nghệ thuật, tính khởi nghiệp, sáng tạo.
– Giá trị của doanh nghiệp: Mang tính tầm nhìn rộng, thúc đẩy sáng tạo, nuôi dưỡng trí tưởng tượng của khách hàng.
– Ví dụ: Crayola, Adobe, Lego.
7. Người kiểm soát – The Ruler
– Mục tiêu: Kiểm soát và thiết lập trật tự từ sự hỗn loạn.
– Đặc điểm: Tính trách nhiệm, lãnh đạo, khả năng tổ chức, quản trị viên, quản lý mô hình.
– Giá trị của doanh nghiệp: Giúp quản lý, quản trị tốt hơn, sắp xếp thứ tự ổn định, bảo mật đỉnh cao.
– Ví dụ: Rolex, Audi, Microsoft, Barclays, Mercedes-Benz.
8. Người ngoài vòng pháp luật – The Outlaw
– Mục tiêu: Phá vỡ quy luật, tranh đấu với chính quyền.
– Đặc điểm: Hoang dã, nổi loạn, tiên phong mở đường cho sự thay đổi.
– Giá trị của doanh nghiệp: Đại diện cho sự thay đổi, mạo hiểm – hình mẫu Robin Hood, phá vỡ quy tắc.
– Ví dụ: Virgin (Richard Branson), Diesel, Harley-Davidson.
9. Người hùng – The Hero
– Mục tiêu: Góp phần hỗ trợ cho xã hội và thế giới.
– Đặc điểm: Táo bạo, đáng kính, can đảm, truyền cảm hứng.
– Giá trị của doanh nghiệp: Tạo hiệu ứng tích cực trên thế giới, giải quyết vấn đề lớn hoặc truyền cảm hứng mạnh trong cộng đồng.
– Ví dụ: BMW, Nike, Land Rover, Duracell.
10. Ảo thuật gia – The Magician
– Mục tiêu: Biến ước mơ thành hiện thực, tạo điều đặc biệt.
– Đặc điểm: Lôi cuốn, mơ mộng, giàu trí tưởng tượng, mang tính lý tưởng.
– Giá trị của doanh nghiệp: Thay đổi thế giới quan, truyền cảm hứng thay đổi, mở rộng nhận thức.
– Ví dụ: Wizard of Oz, Disney, Dyson, Apple.
11. Tình nhân – The Lover
– Mục tiêu: Truyền cảm hứng cho tình yêu, tạo sự thân mật.
– Đặc điểm: đam mê, gợi cảm, lãng mạn, ấm áp, thân mật.
– Giá trị của doanh nghiệp: Đánh giá cao tính sở hữu, kết nối, xây dựng mối quan hệ, tạo sự thân mật.
– Ví dụ: Chanel, Victoria’s Secret, Dior, Godiva Chocolate.
12. Chú hề – The Jester
– Mục tiêu: Tạo hạnh phúc cho mọi người.
– Đặc điểm: Tinh nghịch, vui vẻ, hài hước
– Giá trị của doanh nghiệp: Tạo niềm vui, khơi gợi sự bốc đồng.
– Ví dụ: Ben & Jerry’s, M&M, Motley Fool.
Lời kết
Từ việc hiểu brand personality là gì và dựa vào 12 hình mẫu tính cách thương hiệu, bạn dễ dàng lên kế hoạch xây dựng tính cách thương hiệu cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng.
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemninja2797
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/