Hoạt động truyền thông không chỉ giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới công chúng của mình. Hơn thế nữa, nó còn giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng. Để hoạt động truyền thông được triển khai một cách hiệu quả, người làm truyền thông cần nghiên cứu và xây dựng một bản kế hoạch truyền thông hoàn hảo. Vậy kế hoạch pr là gì? Các bước để lập kế hoạch PR bao gồm những gì? Cùng Phần mềm Ninja tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Kế hoạch pr là gì?
Kế hoạch PR là một quy trình cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khái niệm này được hiểu là bản kế hoạch tổng quan bao gồm các nội dung cần thiết để triển khai hoạt động truyền thông: mục tiêu, đối tượng công chúng, chiến lược, ngân sách, đánh giá.
Một bản kế hoạch PR rõ ràng và chi tiết sẽ định hướng cho người làm truyền thông đi đến mục tiêu cuối cùng. Từ đó, giúp cho quá trình thực hiện truyền thông diễn ra thuận lợi hơn.
II. Các bước lập kế hoạch PR toàn diện hoàn hảo
1. Xác định mục tiêu PR
Đầu tiên để thực hiện kế hoạch PR tốt, bạn cần xác định được mục tiêu cần hướng tới là gì. Mục tiêu này phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Ví dụ:
– Gia tăng độ nhận diện thương hiệu tới khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
– Tăng số lượng người tham gia sự kiện.
– Cải thiện hình ảnh thương hiệu.
2. Xác định đối tượng mục tiêu
Doanh nghiệp cần xác định chính xác nhóm công chúng mà chiến dịch cần giao tiếp và tác động. Vì những đối tượng khác nhau sẽ có những sở thích, mối quan tâm và mục tiêu khác nhau. Ngược lại, xác định đối tượng sai sẽ khiến bạn xây dựng chiến lược, thông điệp… sai và toàn bộ kế hoạch sẽ thất bại.
Để xác định được đối tượng mục tiêu, bạn có thể dựa trên:
– Phân tích nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…)
– Nghiên cứu hành vi, nhu cầu, rào cản của đối tượng.
Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm, đối tượng bạn cần hướng tới là nữ giới trong độ tuổi từ 16 – 35 tuổi, có những nhu cầu: trị mụn, trắng da, giảm thâm nám…
3. Xây dựng chiến lược cho từng mục tiêu
Chiến lược các định hướng về phương pháp chính để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Một kế hoạch PR có thể gồm một chiến lược chung nhưng cũng có thể gồm vài chiến lược khác nhau, phụ thuộc vào số lượng mục tiêu và công chúng của kế hoạch.
Một số chiến lược thường có trong kế hoạch PR, bạn nên tham khảo:
– Chiến lược quan hệ với báo chí
– Chiến lược quan hệ cộng đồng
– Chiến lược quan hệ với khách hàng
– Chiến lược quan hệ với cử tri
4. Xây dựng chiến thuật
Xây dựng chiến thuật hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp đi đến mục tiêu đặt ra ban đầu một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, công sức. Để triển khai được kế hoạch PR, người làm truyền thông cần xây dựng những chiến thuật cần triển khai:
– Chiến thuật viết: thông cáo báo chí, tạp chí nội bộ, brochures, báo cáo thường niên…
– Chiến thuật nói: bài phát biểu, thảo luận trực tiếp, thông tin truyền miệng,…
– Chiến thuật hình ảnh và đa phương tiện: truyền hình, mạng xã hội, phim ảnh, sách…
5. Lên kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động giúp người làm PR định hướng được những việc cần làm một cách cụ thể hơn, bám sát vào mục tiêu chiến dịch. Để lên kế hoạch hành động hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
– Kế hoạch hành động dựa vào chiến thuật đề ra trước đó của PR là gì?
– Tiếp cận công chúng bằng phương tiện gì?
– Thời điểm hành động phù hợp là khi nào?
– Giao tiếp như thế nào mới có hiệu quả và sức thuyết phục cao?
6. Hoạch định ngân sách
Dự trù kinh phí là một trong những bước không thể thiếu khi lập kế hoạch PR. Bạn cần hoạch định ngân sách một cách chi tiết, cụ thể nhất để định hướng cho các hoạt động truyền thông kêu gọi tài trợ, khuyên góp,…Bản hoạch định ngân sách càng chi tiết, càng giảm khả năng sai xót về chi phí trong quá trình triển khai kế hoạch.
Một số khoản chi cần có trong kế hoạch PR:
– Khoản chi cho con người: viết nội dung đăng Facebook, sưu tập các tin bài trên báo chí, liên lạc với KOLs,…
– Khoản chi cho vật phẩm: thiết kế, in ấn, văn phòng phẩm,..
7. Đo lường, đánh giá
Sau khi kết thúc, điều bạn cần làm là thực hiện đo lường và đánh giá hiệu quả của toàn bộ chiến dịch. Việc đo lường, đánh giá sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chiến dịch bạn vừa thực hiện. Đồng thời, rút ra các bài học kinh nghiệm cho các kế hoạch lần sau.
– Các tiêu chí đo lường, đánh giá: về hiệu quả tác động đến hành vi, thái độ, nhận thức của công chúng,…
– Các hình thức đo lường đánh giá: phiếu khảo sát, phỏng vấn sâu,…
III. Một vài bản kế hoạch pr mẫu đáng học hỏi
Dưới đây, bạn có thể tham khảo các bản kế hoạch pr mẫu của một số nhãn hàng lớn trên thế giới hiện nay.
1. Kế hoạch pr của pepsi
Pepsi là một nhãn hiệu nước giải khát hương Cola có gas nổi tiếng trên thế giới, thành lập năm 1898 và có trụ sở tại New York, Mỹ. Sau hơn 100 năm thành lập, Pepsi đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Pepsi cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, sở thích đa dạng của người dùng.
Tham khảo kế hoạch PR của Pepsi tại đây.
2. Kế hoạch pr của coca-cola
Là đối thủ số 1 với Pepsi, Coca – Cola cũng là một thương hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ. Người sáng lập ra Coca – Cola là dược sĩ John Pemberton. Sau này, Coca – Cola được Asa Griggs Candler mua lại, ông đã biến chuyển suy nghĩ người Mỹ về hình ảnh của Coca – Cola. Hiện nay, Coca – Cola đang ngày càng tăng trưởng và giữ một vị trí quan trọng trong lòng người tiêu dùng.
Tham khảo kế hoạch PR của Coca – Cola tại đây.
3. Kế hoạch pr cho vinamilk
Vinamilk chính thức được thành lập vào tháng 8 năm 1976. Từ khi thành lập, Công ty Vinamilk đã trải qua biết bao thăng trầm. Đến nay, sau hơn 40 năm phát triển, Vinamilk đã trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe, phục vụ cuộc sống con người. Đồng thời, đứng vào Top 50 công ty sữa hàng đầu thế giới.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, Vinamilk đã triển khai vô vàn các chiến dịch PR tới cộng đồng: “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc”, “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh”, “40 năm Vươn Cao Việt Nam”….Tham khảo kế hoạch PR của Vinamilk tại đây.
Như vậy, Phần mềm Ninja đã chia sẻ tới bạn các thông tin về kế hoạch pr. Để triển khai hoạt động truyền thông hiệu quả, bạn hãy tham khảo và áp dụng các bước lập kế hoạch truyền thông bên trên nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 55 khẳng định thu hút khách hàng để gia tăng hiệu quả chốt đơn của mình. Chúc bạn thành công!
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Group HCM: https://www.facebook.com/groups/952213511918580/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lammarketing0dong
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCemwpJtaSpQJL_0KGL8mkBA
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/