Market segmentation là thuật ngữ quen thuộc đối với dân Marketing. Tuy nhiên, với người mới vào nghề hay không làm lĩnh vực này thì market segmentation là gì chưa hẳn đã nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, Phần mềm Ninja sẽ giúp bạn có thông tin chi tiết về khái niệm Market segmentation và lợi ích của hoạt động này.
Nội Dung Chính
I. Giải đáp: Market segmentation là gì?
Tiếp nối chủ đề marketing du kích là gì, các chuyên gia Marketing giúp bạn hiểu rõ hơn về market segmentation. Vậy Market segmentation là gì?
Market segmentation được hiểu là phân khúc thị trường. Thuật ngữ này dùng để chỉ việc các doanh nghiệp tiến hành phân khúc nhóm người, đối tượng có đặc điểm giống nhau (sở thích, hành vi,…), từ đó nhắm vào để tiếp cận và bán hàng.
Mục đích của việc phân khúc thị trường là nhằm xác định chính xác phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing bởi giúp tối ưu nguồn chi phí.
II. Ưu điểm của market segmentation
Market segmentation mang đến nhiều lợi ích cho người kinh doanh. Có thể điểm danh các ưu điểm của việc phân khúc thị trường như sau:
1. Phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng
Khi tìm hiểu rõ về nhu cầu, mong muốn của khách hàng, nhà sản xuất, kinh doanh có thể cho ra đời các sản phẩm thu hút người tiêu dùng. Nhờ vậy, khả năng bán hàng trở nên hiệu quả, làm khách hàng hài lòng, tăng danh tiếng cho thương hiệu.
2. Tối ưu chi phí, nguồn lực (tài chính, con người,…)
Thay vì dùng tất cả nguồn lực, ngân sách để tiếp cận các phân khúc, giờ đây doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào một segment phù hợp, phân loại khách hàng, mang lại lợi ích cao. Điều này, giúp chiến lược tiếp thị không tốn nhiều chi phí và nguồn lực.
3. Cải thiện hiệu suất của chiến dịch
Phân khúc thị trường có thể giúp bạn cải thiện hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị. Điều này thực hiện bằng cách xác định rõ mục tiêu cho đúng người dùng với thông điệp vào thời điểm phù hợp. Qua đó, bạn nắm bắt sâu hơn về đối tượng tiềm năng của mình. Hơn nữa, phân khúc thị trường cho phép bạn điều chỉnh chiến lược, thông điệp để đáp ứng nhu cầu và sở thích của số đông khách hàng.
Khi bạn muốn quảng cáo tiếp cận tới toàn bộ thị trường, bạn sẽ phải đầu tư một khoản lớn tiền vào nhưng tỷ lệ chuyển đổi có thể thấp. Thay vào đó, nếu bạn tập trung tiếp cận một phân khúc cụ thể với các đặc điểm phù hợp, bạn có thể tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi trong chiến dịch tiếp thị của mình.
4. Nhận định chiến lược kinh doanh đúng đắn
Nắm rõ phân khúc thị trường, nhà kinh doanh sẽ dễ dàng đưa ra quyết định quan trọng khác nếu muốn đưa sản phẩm của mình tới khách hàng. Một số quyết định về sản phẩm có thể kể đến như định giá bán, thị trường phân phối,…
III. Các loại phân khúc thị trường mục tiêu phổ biến 2023
Biết được Market segmentation là gì, nhiều người tò mò về cách phân loại. Hiện nay, để phân khúc thị trường mục tiêu hiệu quả, các doanh nghiệp đều phân loại dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó, bao gồm đặc điểm chung liên quan đến nhân khẩu học, vị trí địa lý, tâm lý học, hành vi,… Các phân khúc phổ biến cụ thể như:
1. Demographic segmentation – Nhân khẩu học
Nhân khẩu học là một trong những phân khúc mà nhiều doanh nghiệp dựa vào khi xác định thị trường mục tiêu. Xác định nhóm khách hàng dựa vào nhân khẩu học được đánh giá cao về hiệu quả. Phân khúc nhân khẩu học xem xét các đặc điểm chung về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,…
2. Geographic segmentation – Địa lý
Dựa vào yếu tố địa lý, các nhà kinh doanh, bán hàng có thể cân nhắc những loại hình quảng cáo phù hợp để gia tăng hiệu quả. Phân khúc địa lý có thể xác định theo quốc gia, vùng miền, mã bưu điện, thành phố,..
3. Psychographic segmentation – Tâm lý học
Phân khúc tâm lý tập trung vào các khía cạnh như tính cách và sở thích của khách hàng. Trong phân khúc này, doanh nghiệp có thể quan sát khách hàng và xác định các yếu tố dựa trên đặc điểm như sở thích, tính xách, mục tiêu trong cuộc sống, giá trị, niềm tin,…
So với phân đoạn dựa trên nhân khẩu học, việc xác định phân khúc tâm lý có thể phức tạp hơn. Nhưng phân khúc tâm lý có thể giúp doanh nghiệp thực hiện chiến dịch tiếp thị vô cùng hiệu quả. Bởi điều này khiến cho người tiêu dùng có cảm giác rằng doanh nghiệp hiểu rõ những gì họ cần và mong muốn.
4. Behavioral segmentation – Hành vi
Với phân khúc hành vi, doanh nghiệp sẽ thu thập được dữ liệu về thói quen chi tiêu, mua hàng, truy cập website,… của nhóm khách hàng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên kênh thương mại điện tử, việc phân khúc hành vi thể hiện rõ rệt nhất. Bạn có thể nhận ra khách hàng nào cho sản phẩm vào giỏ hàng đã lâu nhưng chưa mua sản phẩm. Dựa vào những hành vi này, bạn có thể điều chỉnh chiến lược giá cả phù hợp với khách hàng.
Market segmentation có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh. Để có chiến lược Marketing hiệu quả, ngoài có kế hoạch tốt, bạn cũng nên kết hợp các công cụ hỗ trợ Marketing để tiết kiệm thời gian, tăng độ nhận diện thương hiệu.
Với chạy quảng cáo, nuôi nhiều nick facebook là điều cần thiết. Các chiến lược marketing Online sẽ trở nên hiệu quả hơn khi bài viết, bài đăng có lượng tương tác cao. Đặc biệt, chạy quảng cáo bằng nick Trust, chất, chi phí chắc chắn sẽ tối ưu.
Nếu chưa biết cách nuôi tài khoản facebook ads sao cho hiệu quả, bạn hãy truy cập bài viết để có hướng dẫn chi tiết. Khi có dàn nick uy tín, đáng tin cậy, sử dụng vào các hoạt động tiếp thị online sẽ mang đến kết quả cao.
Bài viết trên đây đã giúp bạn nắm rõ market segmentation là gì, ưu điểm của phân khúc thị trường. Hy vọng, với những thông tin này, bạn có thể lựa chọn cho mình chiến lược Marketing phù hợp.
>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Tham gia ngay!
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/