Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một phương pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp tìm được các giải pháp phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về mô hình này và cách thức áp dụng, dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao. Để tìm hiểu thông tin cụ thể về mô hình 5 áp lực cạnh tranh, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
I. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một mô hình được phát triển bởi Michael Eugene Porter với mục đích giúp doanh nghiệp xác định và phân tích năng lực cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp; đồng thời, giúp xác định điểm mạnh – yếu của từng ngành.
II. Thành tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì?
Mô hình được cấu thành từ 5 áp lực cạnh tranh chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt: đối thủ cạnh tranh ở hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế.
1. Cạnh tranh từ đối thủ trong ngành
Là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng sản xuất một sản phẩm/dịch vụ và cung cấp cho cùng một phân khúc khách hàng mục tiêu. Đây là yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh và ảnh hưởng đến lợi nhuận của 1 ngành.
Để tìm ra được đối thủ cạnh tranh ngành hiện tại, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
– Đối thủ hiện tại là những ai?
– Số lượng và chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ trên thị trường như thế nào so với chúng ta?
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong tương lai
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng tham gia vào ngành hàng, sản phẩm của bạn trong tương lai. Theo đó, họ có thể sẽ trở thành mối nguy với doanh nghiệp của bạn.
Việc tìm ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng tương tự như với đối thủ cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
– Mức độ ảnh hưởng khi có một doanh nghiệp bước chân vào thị trường sản phẩm ấy?
– Làm thế nào để doanh nghiệp giữ được vị trí trong thị trường?
3. Áp lực từ nhà cung ứng
Áp lực từ nhà cung cấp cũng mang tính quyết định trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Nhà cung ứng là các cá nhân, tổ chức tham gia trực tiếp vào khâu cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp.
Muốn phân tích được áp lực từ phía nhà cung ứng, bạn cần trả lời 3 câu hỏi:
– Số lượng nhà cung cấp cho mặt hàng này là bao nhiêu?
– Sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng có điểm gì đặc biệt, nổi bật?
– Các chương trình ưu đãi, chiết khấu như thế nào?
– Chi phí vận chuyển từ nơi cung cấp đến điểm tiêu thụ là bao nhiêu?
4. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Khách hàng ở đây có thể được hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là đại lý hoặc doanh nghiệp nhỏ lẻ phân phối sản phẩm.
Với áp lực cạnh tranh từ khách hàng, chúng ta cần trả lời câu hỏi:
– Có bao nhiêu khách hàng hứng thú với sản phẩm của doanh nghiệp?
– Khách hàng có chấp nhận chuyển sang dùng thương hiệu khác với mức giá cao hơn, chất lượng, mẫu mã tốt hơn?
– Khách hàng có quyền tác động đến điều khoản, quy định của doanh nghiệp nữa hay không?
5. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này có thể thay thế hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác với cùng một mức giá, chất lượng. Chúng chỉ khác nhau về ưu đãi hoặc mẫu mã sản phẩm.
Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh, sản phẩm thay thế là yếu tố cần được liên tục nghiên cứu và cập nhất bởi tính mới mẻ, liên tục của thị trường. Xác định sản phẩm thay thế bằng cách dựa trên các câu hỏi:
– Sản phẩm này có nguy cơ bị thay thế hay không?
– Nếu có, sẽ bị thay thế bởi sản phẩm như thế nào, từ ai cung cấp?
>>Xem thêm: 101+ những câu đánh giá sản phẩm hay gây ấn tượng với khách hàng
III. Mục tiêu của mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được Michael Porter nghiên cứu và phát triển với mục tiêu giúp các doanh nghiệp:
– Xác định các rủi ro tiềm ẩn khi gia nhập thị trường
– Phân tích các mối đe dọa ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
– Nghiên cứu và xác định các đối thủ cạnh tranh lớn trong cùng lĩnh vực
– Xác định rõ mối quan hệ giữa người bán và người mua
IV. Lợi ích và thách thức của mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình cạnh tranh 5 áp lực đưa với nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận với những lợi ích sau:
– Định hướng lại chiến lược phát triển doanh nghiệp
– Tự đánh giá điểm mạnh – yếu, từ đó đưa ra các đề xuất/kế hoạch khắc phục.
– Giúp doanh nghiệp nắm bắt được tổng quan thị trường
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một vài thách thức dưới đây khi áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh:
– Mô hình này chỉ mang tính chất tham khảo, chỉ đúng tại một thời điểm nhất định và với một đối tượng doanh nghiệp cụ thể.
– Phù hợp với những thị trường có cấu trúc đơn giản. Ngày nay, doanh nghiệp cần phải quan tâm, đánh giá tới nhiều yếu tố khác: phân đoạn, thị trường, nhóm sản phẩm lớn,…
V. Ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của vinamilk
Vinamilk là một thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay, Vinamilk đã có mặt ở hơn 50 quốc gia trên thế giới và đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Dưới đây là bảng phân tích 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk bạn có thể tham khảo:
1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh của Vinamilk
Đối thủ cạnh tranh trong ngành của Vinamilk bao gồm: TH True Milk, Nestle, Abbott,… Trong tương lai, thị trường sữa tiếp tục mở rộng kéo theo mức độ cạnh tranh tăng cao.
Ngoài ra, Vinamilk còn sở hữu một số sản phẩm khác như đường, phomai, cà phê… phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì được sản xuất sau những ông lớn khác trong ngành, những mặt hàng này chưa có nhiều điểm nổi trội.
2. Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia
Đối với thị trường sữa đầy biến động và có nhiều thay đổi phức tạp, doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn, chưa nói đến việc cạnh tranh với các “ông lớn” như Vinamilk. Do đó, mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia với Vinamilk là rất thấp.
Để cạnh tranh được, những doanh nghiệp mới tham gia cần phải có sự đổi mới, sáng tạo và sự khác biệt về chất lượng. Trong đó, cần phải đảm bảo song song với giá trị cốt lõi thương hiệu với khách hàng.
3. Cạnh tranh từ nhà cung cấp
Các nhà cung cấp sữa không còn ảnh hưởng quá nhiều đến Vinamilk. Hiện nay thương hiệu đã tự chủ được nguồn cung ứng cho mình, bằng việc xây dựng và quản lý trực tiếp các trang trại bò sữa tại Việt Nam. Do vậy, nhà cung cấp sữa cho Vinamilk dần bị hạn chế, kéo theo quyền thương hiệu từ nhà cung cấp trở nên suy yếu.
4. Thương lượng với khách hàng
Sự cạnh tranh trong ngành sữa là rất lớn, dẫn đến giá cả trên thị trường sữa không quá chênh lệch. Đồng thời, khách hàng hiện nay có nhiều lựa chọn hơn về thương hiệu sữa, hương vị, mẫu mã… Điều này gây nên ảnh hưởng không nhỏ tới tổng doanh thu của Vinamilk vì sự cân nhắc của khách hàng.
5. Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế
Vinamilk chịu áp lực rất lớn từ các sản phẩm thay thế, điển hình các loại sữa tự nhiên, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như: sữa hạt, sữa chua, ngũ cốc… Các sản phẩm thay thế này có nguy cơ làm giảm thị phần của Vinamilk nhưng với mức độ yếu. Do các mặt hàng này có thời gian bảo quản ngắn, không dễ uống, dễ sử dụng và tiện lợi như sữa Vinamilk.
Như vậy, nội dung bài viết đã chia sẻ tới bạn các thông tin về mô hình 5 áp lực cạnh tranh và ví dụ đối với thương hiệu sữa Vinamilk. Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn và giúp bạn trong hoạt động kinh doanh, xác định các áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp của mình. Là một người kinh doanh online, bạn có thể tham khảo phần mềm quét data khách hàng để hỗ trợ hoạt động bán hàng của mình hiệu quả. Chúc bạn thành công!
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Group HCM: https://www.facebook.com/groups/952213511918580/
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lammarketing0dong
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCemwpJtaSpQJL_0KGL8mkBA
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/