Chính bản thân tôi nhiều khi cũng không thể đặt một tựa đề hoàn hảo cho ý tưởng của mình, nhưng đương nhiên là tôi theo trường phái SEO tương đối nên cũng không hẳn để ý tới những thiếu sót đó, tuy nhiên chúng ta cũng có những quy tắc mặc định mà cần phải đạt được cái yêu cầu nho nhỏ ấy thì bạn mới có thể dễ dàng đưa một bài viết lên top Google được, sau đây là vài mẹo nho nhỏ bằng quả nho để chia sẻ cùng các bạn !
Tựa đề trong SEO là rất quan trọng
Nội Dung Chính
Phần mềm Ninja xin hướng dẫn 1 số nội dung sau:
1. Ý nghĩa, vai trò
Con người có tên, vật cũng có tên, dùng để chỉ định một cái gì đó, với mục đích chính là nhận dạng, phân biệt và có khả năng ghi nhớ, trong viết blog thì luôn luôn phải có tựa đề, điều bắt buộc là phải có, nếu không có tựa đề thì người ta sẽ gọi là tài liệu không tên.
Trong SEO, tựa đề mang tầm cỡ lớn cực kì, giả dụ như bạn có nội dung tốt, nhưng tựa đề không ăn nhập gì cùng nội dung thì tôi cược với bạn bài viết của bạn thất bại hoàn toàn, từ kể cả người đọc lẫn máy tìm kiếm, nó không thể lập chỉ mục hay xếp hạng đúng bài viết vào đúng nơi được, vì nếu xếp tựa đề của bạn vào mục A thì nó không có nội dung trùng khớp, còn đặt vào B theo nội dung thì tên tài liệu chả liên quan gì, nó giống như bạn gọi bạn Lan là Kiêu còn gọi bạn Kiêu là Xinh vậy, chẳng ai hiểu chuyện gì xảy ra
Máy tìm kiếm thường dựa vào tựa đề và nội dung của tài liệu để phân biệt nó, sắp xếp và lập chỉ mục trên cỗ máy của mình, để mỗi khi người ta tìm một từ khóa nào đó, nó sẽ lục trong đống tài liệu của mình theo thứ tự ưu tiên:
1. Tên tài liệu
2. Nội dung tài liệu
3. Các thành phần khác ( anchor link, chủ đề toàn trang, Pagerank … )
Và nhờ đó nó có thể hiển thị kết quả lên cho người dùng một cách chính xác, bằng chứng là bạn khó có thể seo được một tựa đề là đăng ký Youtube Partner trong khi nội dung lại là “làm seo website giá rẻ” mà với từ khóa “girl xinh” được nhé !
2. Tựa đề với từ khóa chính
Tựa đề bắt buộc phải chứa từ khóa chính, nếu không bạn sẽ mất gần như cơ hội lên top 10 của Google với từ khóa đó, và điều đương nhiên là bạn phải nghiên cứu từ khóa trước khi viết rồi, tựa đề là cái khó đầu tiên bạn phải vượt qua.
Bây giờ tôi lấy một ví dụ thế này:
Bạn đang muốn SEO từ khóa là xét nghiệm ADN chẳng hạn, bạn sẽ phải làm công tác nghiên cứu từ khóa, sau đó đưa ra một loạt danh sách các từ khóa có thể xảy ra như:
- Xét nghiệm ADN ở đâu ?
- Xét nghiệm ADN như thế nào ?
- Xét nghiệm ADN tại Hà Nội
Vân vân, có hàng tá các từ khóa như thế, các bạn có thể thoải mái list nó ra, sau đó xác định từ khóa chính + phụ có thể xảy ra rồi cho nó vào tựa đề bài viết, giả dụ tôi sẽ viết bài có tưa đề là:
Xét nghiệm ADN tại Hà Nội ở đâu ? Bằng cách nào ?
Như vậy, với tựa đề như trên, yêu cầu có từ khóa chính đã được thỏa mãn, ngoài ra nên đặt tựa đề dài ra hơn chút để có thể kiêm luôn cả từ khóa phụ !
Lưu ý: Từ khóa chính nên nằm ở đầu tiên của tựa đề, điều này giúp máy tìm kiếm phân biệt rõ ràng tựa đề của bạn với chủ đề chính của nó, ngoài ra bạn nên viết tựa đề dài, vì tựa đề dài dễ làm seo hơn, dễ lên top hơn, tránh trùng lặp với các website khác đã có tựa đề như trên rồi !
* Tại sao tựa đề không nên ngắn ? Càng ngắn thì tính cạnh tranh của từ khóa càng cao, bạn hãy nhớ: Nếu tựa đề của 10 web trùng nhau, cùng một chất lượng thì chỉ có khoảng 2 web có thể lên được do Google tránh cả 10 kết quả ai cũng như ai
3. Giật ầm ầm, nhưng không được hỏng yếu tố seo
Mấy bữa trước tôi có đọc một bài báo giật tít tới ngã khỏi ghế: “Long Nhật bị mẹ chồng tống cổ ra ngoài đường”, công nhận với cái tựa đề như thế đăng lên Facebook thì có cả ngàn người click, vì Long Nhật là đàn ông, sao lại lấy chồng ? Nhưng đọc thì thấy bảo đó là vở kịch mới được Long Nhật thủ dâm, chán quá đáng luôn.
Tuy nhiên, bài báo đó vơi từ khóa Long Nhật thì ổn, hoặc thêm từ vào thì có thể nó lên với từ khóa Ca sĩ Long Nhật chẳng hạn, bài báo đã giật tít nhưng vẫn đảm bảo yếu tố SEO, điều này cực kì ấn tượng.
Giật tít nhưng lên được Google thì là điều tuyệt vời, vì nó vừa kích thích mạnh trí tò mò của khách hàng, lại vẫn đảm bảo độ độc đáo của nó, giúp dễ lên hơn.
Để giật được tít thành công, kích thích người ta click chuột vào kết quả tìm kiếm thì các bạn nên nhớ các yếu tố sau:
- Độ khan hiếm của thông tin: ví dụ: “Chỉ có ngày hôm nay thôi, trong ngày hôm nay, duy nhất 2h đồng hồ”
- Cam kết của thông tin: Ví dụ: “Thiết kế website lên top 1 chỉ trong 1 tháng, thề có chúa”
- Độ độc của thông tin: Ví dụ: “Viết blog kiếm tiền, chỉ Jam mới biết thôi !”
Và nói chung là có nhiều cách đặt tựa đề để vừa đảm bảo yếu tố seo, lại vừa đảm bảo được độ khơi gợi cho người đọc sẽ click vào website của bạn !
4. Cách tạo một tựa đề chuẩn chỉ
Để chọn được một tựa đề ưng ý, chắc chắn rất khó, nó khó ở chỗ nó giới hạn ngôn từ, không thể quá dài vì người đọc không có thời gian đọc tựa đề của bạn, và đơn giản nó là tựa đề, người ta phải giải thích tựa đề trong nội dung.
Tôi thường để tựa đề như một bản nháp, sau khi viết xong nội dung tôi ngồi sửa tựa đề sao cho giật nhất, hot nhất hoặc không thể đụng hàng với người khác được !
Các bạn cũng có thể làm việc tương tự, như nháp ra khoảng chục cái tựa đề, sau đó căn chỉnh và viết xong nội dung có thể chảm nó thêm một lần nữa, sao cho ưng ý nhất theo ý bạn thì thôi !
Viết thật nhiều, có lẽ lời văn chỉ có thể hay khi được gọt rũa không ngừng, viết tựa đề hay cũng ngang ngửa như viết nội dung hay vậy !
Tổng kết
Các bạn đã giỏi viết tựa đề chưa ? Nếu chưa thì chúng ta cùng nhau bắt đầu với một bài viết nào đó, bạn thử nặn trong các vốn từ của mình và kết hợp với nghiên cứu từ khóa xem sao, nếu có một tựa đề hay thì chắc chắn bạn sẽ thắng trong cuộc chiến SEO ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, yêu cầu mọi thứ phải chuẩn xác, nghiêm chỉnh nghiên cứu.
Chúc các bạn có những bài viết mà đọc tựa đề thôi cũng phải giật mình !