Nắm bắt và “chia để trị” thị trường là bài toán cấp thiết cho mọi doanh nghiệp. Thuật ngữ Market Segmentation (phân khúc thị trường) ra đời cũng từ nhu cầu này – công cụ mạnh mẽ để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh và tiếp thị hiệu quả. Cùng Ninja tìm hiểu chi tiết nhé.
I. Market Segmentation là gì?
Market Segmentation, hay còn gọi là phân khúc thị trường, là thị trường ở đó doanh nghiệp chia thành các nhóm nhỏ, phân khúc khách hàng. Các nhóm phân ra theo đặc điểm chung của khách hàng.
Việc phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng, bao gồm nhân khẩu học, tính cách, lối sống, hành vi, nhu cầu,…từ đó phục vụ và đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp.
Trong Marketing, Market Segmentation giúp tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch quảng bá, giảm thất thoát tài nguyên, tăng sự kết nối trong các thông điệp truyền tải.
Ví dụ về một vài phân khúc trên thị trường thực phẩm:
– Dựa trên chế độ ăn uống cho những người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt: thực phẩm hữu cơ, thực phẩm không Gluten, thực phẩm chay,…
– Dựa trên khách hàng có sở thích ẩm thực cụ thể: ẩm thực Á, ẩm thực Ý, thức ăn nhanh,…
TÌM HIỂU CHI TIẾT:
Market segmentation là gì? Các loại phân khúc thị trường phổ biến nhất
II. Phân tích ưu – nhược điểm của Market Segmentation
Cùng Ninja phân tích ưu – nhược điểm của Market Segmentation để đưa ra định hướng đúng đắn nhất nhé.
1. Ưu điểm của phân khúc thị trường
Một trong những ưu điểm của Market Segmentation mang lại là khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn. Lúc này, Marketer có chính xác tệp khách hàng cho chiến dịch, nhờ đó tối ưu hóa nguồn lực và tập trung tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bằng việc phát triển sản phẩm với nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh theo từng phân khúc.
Khách hàng cũng rất được hưởng lợi từ doanh nghiệp khi có những sản phẩm, dịch vụ được điều chỉnh đúng nhu cầu cụ thể.
Khi doanh nghiệp chia nhiều phân khúc thị trường sẽ giảm rủi ro khi 1 trong số phân khúc đó có biến động.
Đồng thời, phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp có thêm nhiều kiến thức về thị trường rộng lớn, giúp xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn tốt hơn.
2. Nhược điểm của việc phân đoạn thị trường
Dù vậy, Market Segmentation có những nhược điểm mà doanh nghiệp cần xem xét.
Việc phải thu thập nhiều dữ liệu như nhiều phân khúc sẽ gây tốn kém về chi phí và thời gian.
Việc phân đoạn quá chi tiết có thể gây ra khó quản lý, chồng chéo thông tin.
Với những doanh nghiệp nhỏ, như đủ “khỏe”, việc khách hàng trong phân khúc thay đổi sở thích, nhu cầu là mối đe dọa. Đặc biệt khi doanh nghiệp lơ là việc cập nhập thông tin.
Việc tập trung những khách hàng trong phân khúc cụ thể có thể khiến bạn bỏ lỡ nhóm khách hàng ở phân khúc trong thị trường rộng lớn.
Đặc biệt với những phân khúc hấp dẫn có thể xảy ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt trong phân đoạn đó.
III. Tổng quan 5 phân khúc thị trường
Dưới đây là một tổng quan về năm phân khúc thị trường (market segments) phổ biến:
1. Địa lý (Geographic Segmentation)
Đây là phân khúc thị trường dựa trên địa lý, bao gồm vị trí địa lý, khu vực, quốc gia, thành phố, dân số,…
– Ưu điểm: định hình chiến dịch theo khu vực cụ thể.
– Nhược điểm: không xem xét nhiều yếu tố cá nhân khác ngoài vị trí địa lý.
Ví dụ một thương hiệu thời trang có thể phân phối theo các thị trường địa lý: vùng khí hậu (vùng lạnh, vùng nhiệt đới), khu vực sống (thành thị, nông thôn).
2. Tâm lý học (Psychographic Segmentation)
Phân khúc dựa trên tâm lý qua việc nắm bắt tâm lý khách hàng, hiểu về giá trị, sở thích, tâm trạng, phong cách sống của khách hàng.
– Ưu điểm: kết nối sâu với khách hàng, từ đó hiểu rõ động cơ mua sắm.
– Nhược điểm: dự liệu tâm lý học khó thu thập và đánh giá.
Một công ty sản xuất thực phẩm liên quan đến sức khỏe xác định tâm lý học khách hàng và phân phối: sản phẩm ăn kiêng, sản phẩm ăn chay, thực phẩm hữu cơ với các giá trị bền vững, ẩm thực trải nghiệm.
3. Nhân khẩu học (Demographic Segmentation)
Phân khúc hình thành dựa trên các thông tin về nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, thu nhập, tình trạng hôn nhân – gia đình, nghề nghiệp, nền tảng giáo dục,…của khách hàng.
– Ưu điểm: dễ dàng thu thập thông tin một cách rõ ràng.
– Nhược điểm: dễ dàng bỏ lỡ hành vi và tâm lý khách hàng – điều quyết định động cơ mua sắm.
Công ty phân phối sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da sẽ đặc biệt ưu tiên khách hàng theo phân khúc: giới tính (nhu cầu nam – nữ), mỗi độ tuổi có sở thích làm đẹp khác nhau, sản phẩm chăm sóc da dành cho nhiều phân khúc thu nhập,…
4. Xã hội học (Socialgraphics Segmentation)
Phân khúc xây dựng theo yếu tố xã hội: các mối quan hệ và tính ảnh hưởng từ đó.
– Ưu điểm: mối quan hệ và ảnh hưởng xã hội tác động lớn đến quyết định mua sắm.
– Nhược điểm: đây là thông tin bảo mật và cá nhân, khó để thu thập và đánh giá.
5. Hành vi (Behavioral Segmentation)
Phân khúc thị trường dựa trên hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ: tần suất mua sắm, loại mặt hàng mua sắm, tỷ lệ phản hồi với quảng cáo hoặc các spam tin nhắn trên messenger, spam comment facebook,…
– Ưu điểm: dự đoán hành vi mua sắm, tùy chỉnh nhanh chóng chiến dịch tiếp thị và xây dựng tệp khách hàng trung thành.
– Nhược điểm: những hành vi của khách hàng thay đổi “chóng mặt”.
Công ty phân phối, bán lẻ thực phẩm xây dựng chiến dịch dựa trên hành vi như sau:
– Thường xuyên ưu đãi, chương trình khách hàng thân thiết cho những người ghé thăm thường xuyên.
– Cung cấp mã giảm giá, ưu đãi, các hình thức khuyến mãi..cho nhóm khách hàng tập trung tiết kiệm.
– Cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với nhóm khách hàng ưu chuộng sản phẩm thương hiệu.
– Tạo ưu đãi riêng, nâng cao chất lượng ship, tỷ lệ trả lời tin nhắn, tiếp cận qua phần mềm đăng bài để đăng bài lên nhiều page với những khách hàng “nghiện” mua sắm trực tuyến.
Lời kết
Từ những phân tích của Ninja, chúng ta có thể thấy không có chiến lược và thị trường nào hoàn hảo, bao gồm cả Market Segmentation. Điều quan trọng doanh nghiệp sẽ sử dụng công cụ phân khúc thị trường hiệu quả, biến đó thành chìa khóa để phát triển doanh nghiệp, xây dựng tệp khách hàng trung thành.
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemninja2797
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/