Để đảm bảo sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, bạn cần lấy khách hàng làm trọng tâm thấu hiểu nhu cầu và đáp ứng mong muốn của họ. Thế nhưng không ít cá nhân nhầm lẫn giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Từ đó nảy sinh những thắc mắc và đặt ra câu hỏi insight khách hàng là gì? Làm cách nào để có thể tìm kiếm insight khách hàng hiệu quả. Hãy cùng Phần Mềm Ninja tìm hiểu và khám phá rõ hơn về insight khách hàng thông qua bài viết dưới đây.
I. Insight khách hàng là gì?
Insight khách hàng là hành vi sở thích của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp bắt tay vào việc diễn giải hành vi, thấu hiểu nhu cầu mong muốn và xu hướng của khách hàng dựa trên các yếu tố khác nhau. Thông qua những dữ liệu này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều chỉnh và đưa ra những chiến lược marketing quảng bá sản phẩm phù hợp.
Đọc thêm: Một số cách lấy thông tin khách hàng qua điện thoại hiệu quả nhất
II. Cách tìm kiếm insight khách hàng hiệu quả
Marketing không ngừng thay đổi và trở nên khác biệt hơn so với vài năm về trước. Để nắm bắt xu hướng một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp cần nhạy bén hơn khi thực hiện các chiến dịch marketing tìm kiếm insight khách hàng. Dưới đây là các bước tìm kiếm insight khách hàng cần thực hiện:
Bước 1: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
– Bước đầu tiên trong việc tìm kiếm insight đó là phác họa chân dung khách hàng mục tiêu. Bạn cần nắm chắc những thông tin cơ bản như giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, tình trạng hôn nhân,…
– Điều này sẽ giúp bạn thấu hiểu những nhu cầu, mong muốn, sở thích, hành vi mua sắm của khách hàng. Và trở thành tiền đề để doanh nghiệp tìm ra insight khách hàng này.
Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu thị trường, khách hàng
– Sau khi phác họa thành công chân dung khách hàng, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ nhu cầu thị trường. Nhu cầu thị trường được hiểu là những nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng đối với một sản phẩm/ dịch vụ đang có trên thị trường. Chỉ khi hiểu được nhu cầu thị trường, bạn mới có thể đưa ra được những quyết định và thực hiện chiến lược một cách hợp lý.
– Bên cạnh việc thấu hiểu nhu cầu thị trường, bạn cần nghiên cứu thêm về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nhu cầu khách hàng là những mong muốn xuất hiện khi con người có cảm giác thiếu hụt trong cuộc sống hàng ngày. Khi đó bạn cần đưa ra những phương án giải quyết nhu cầu của khách hàng, để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
– Đây là bước mà bạn không bao giờ được bỏ qua, bởi khi tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh bạn hoàn toàn có thể nắm được những nguồn thông tin quý giá. Bạn nên phân tích đối thủ cạnh tranh dựa trên những chiến lược marketing, truyền thông quảng bá sản phẩm của họ.
– Đó sẽ là những thông tin vô cùng giá trị để doanh nghiệp của bạn tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm khi tiếp cận khách hàng. Khi đó bạn có thể đúc kết những chương trình khuyến mãi, những xu hướng hay những mẫu content thu hút khách hàng nhất.
Bước 4: Khảo sát khách hàng thực tế
– Các chiến dịch khảo sát thực tế sẽ trở thành công cụ hữu ích, giúp các doanh nghiệp dễ dàng thu thập thông tin khi tìm kiếm insight khách hàng. Trong quá trình tiếp xúc, tương tác và nói chuyện trực tiếp bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được tâm lý nhu cầu và mong muốn của khách hàng là gì.
>> Xem thêm: Phần mềm quét uid facebook, target khách hàng tiềm năng hiệu quả
Bước 5: Phân tích số liệu thống kê
– Từ những thông tin số liệu thu thập được sau quá trình vẽ chân dung khách hàng, nghiên cứu các nhóm nhu cầu, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, khảo sát thực tế. Các doanh nghiệp cần lưu lại những thông tin dữ liệu này, đảm bảo tính khách quan và chính xác nhất.
– Sau khi đã tổng hợp toàn bộ những dữ liệu cần thiết, bộ phận marketing của doanh nghiệp có nhiệm vụ phân tích và thống kê dữ liệu một cách chính xác nhất. Quá trình phân tích số liệu thống kê càng kỹ thì khi đó những kết quả mà bạn đưa ra khi thực hiện các chiến lược marketing càng chính xác và đạt hiệu quả cao.
Bước 6: Xác định insight khách hàng
– Thông qua những kết quả mà quá trình nghiên cứu số liệu mang lại, các doanh nghiệp sẽ có được cơ sở chính xác nhất để xác định insight khách hàng. Trước khi ứng dụng insight này vào chiến dịch quảng cáo, bạn cần kiểm chứng lại thật kỹ những gì mình đã nghiên cứu.
– Không nên vội vàng sử dụng insight trong toàn bộ các chiến dịch marketing, tránh gặp phải những sai sót không đáng có. Bên cạnh đó khi đã xác định đúng insight khách hàng bạn hoàn toàn có thể xây dựng được một kịch bản tư vấn khách hàng hiệu quả. Từ đó nâng cao hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Cách trau dồi kỹ năng đàm phán thương lượng với khách hàng hiệu quả
III. Ví dụ về insight khách hàng
Insight khách hàng sẽ có sự thay đổi lớn phụ thuộc vào từng ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ điển hình, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về insight khách hàng.
1. Ví dụ về insight khách hàng mẹ và bé
– Kinh doanh sản phẩm mẹ và bé đã trở thành ngành hàng tiềm năng với tốc độ tăng trưởng vô cùng nhanh. Theo thống kê năm 2019, hơn 30% các hộ gia đình Việt Nam có trẻ em dưới 2 tuổi và sẵn sàng chi tiêu cho thiên thần nhỏ của mình. Insight khách hàng của ngành mẹ và bé luôn đề cao trải nghiệm, tính kết nối, sức ảnh hưởng,…
– Để trở thành một doanh nghiệp có sự phát triển bền vững và lâu dài trong thị trường Mẹ và Bé. Các doanh nghiệp cần trang bị những kiến thức để nắm rõ thị trường và cách tiếp cận khách hàng sao cho phù hợp. Với ngành hàng này các doanh nghiệp cần chọn cho mình một phân khúc riêng làm nền tảng, tận dụng công cụ truyền thông, mạng xã hội, cộng đồng người dùng,…
2. Ví dụ về insight khách hàng thời trang nữ
– Khi nghiên cứu insight mua hàng của thời trang nữ, các doanh nghiệp luôn gặp phải những vấn đề vô cùng phức tạp. Tìm kiếm insight thời trang nữ các doanh nghiệp cần nghiên cứu từ thói quen mua hàng, để có thể xác định được nhu cầu và mong muốn của họ.
– Tùy tình thực tế và phân khúc khách hàng của từng sản phẩm, mà bạn có thể đi sâu vào phân tích insight chi tiết hơn. Ví dụ như:
- Khách hàng ở độ tuổi 30 – 40 có công việc và thu nhập ổn định, họ thường lựa chọn những mặt hàng là thương hiệu nổi tiếng, chất lượng cao, ghét đụng hàng…
- Hay đối với những khách hàng ở độ tuổi 18 – 22 tuổi chưa có thu nhập ổn định, thường chọn những mặt hàng bình dân, mẫu mã, kiểu dáng đa dạng,…
3. Ví dụ về insight khách hàng sữa vinamilk
Trước khi thực hiện các chiến lược marketing quảng bá thương hiệu, Vinamilk đã có những nghiên cứu nhất định khi tìm kiếm insight khách hàng của mình. Vinamilk đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng, nên tập trung vào việc phân phối dòng sản phẩm sữa tươi cho cả gia đình.
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích giúp bạn đọc có được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi insight khách hàng là gì? Kèm theo đó là các bước hướng dẫn cực kỳ chi tiết, hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm insight khách hàng hiệu quả. Hy vọng rằng với những ví dụ liên quan đến việc tìm kiếm insight khách hàng trong bài viết này, sẽ giúp bạn xác định được nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/