Coca-Cola, Starbucks, Nike, IBM,…hiện nay vẫn chi trả hàng tỷ USD cho việc quảng bá, brand management. “Thương hiệu” là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua, sự cạnh tranh, khả năng quản lý của tổ chức,…Vậy khái niệm và tầm quan trọng của brand management là gì? Ninja sẽ giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!
I. Brand Management là gì?
Brand Management (hay quản trị thương hiệu) là một hành trình tạo dựng, quy trì, phát triển về mặt hình ảnh, danh tiếng, giá trị của thương hiệu, doanh nghiệp.
Quy trình quản trị bao gồm nghiên cứu, lên chiến lược, tổ chức, hướng dẫn, kiểm soát các hoạt động trong-ngoài doanh nghiệp, thương hiệu. Quy trình được thực hiện chặt chẽ thông quan tất cả yếu tố thương hiệu: thông điệp tiếp thị, thiết kế logo, quan hệ công chúng, chăm sóc trải nghiệm khách hàng,…
Trải nghiệm khách hàng là gì? Vai trò của trải nghiệm khách hàng
Tất cả hướng đến mục tiêu thương hiệu đề ra, đó có thể là tính nhận diện, tỷ lệ tương tác, chuyển đổi,…
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
- Brand Experience là gì? 4 yếu tố xây dựng và nâng cao trải nghiệm thương hiệu
- Làm brand là làm gì? A-Z cách làm branding hiệu quả
- Brand personality là gì? Cách xây dựng 12 hình mẫu tính cách thương hiệu kinh điển
II. Tầm quan trọng của Brand Management là gì?
Để xây dựng một thương hiệu có chỗ đứng trong lòng người dùng trên thị trường, các nhãn hàng thậm chí có thể cần đến hàng chục năm và ngân sách “khủng”. Vậy Tầm quan trọng của Brand Management là gì?
– Niềm tin, lòng trung thành từ phía khán giả là tài sản vô giá, là mục tiêu chính để các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu. Điểm các thương hiệu lớn làm rất tốt đó là Remarketing bằng các công cụ Email Marketing, phần mềm spam tin nhắn tự động,… Chúng ta biết rằng ga tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng cũ lên 2% có thể dẫn đến giảm 10% chi phí và tăng lợi nhuận.
– Quản trị thương hiệu đúng đẵn có thể xây dựng tính “độc bản”, sự khác biệt của thương hiệu.
– Từ việc quản trị thương hiệu tốt, thương hiệu có khả năng định giá sản phẩm, dịch vụ bao gồm giá trị thương hiệu. Với sự yêu thích từ người tiêu dùng, họ sẵn sàng bỏ mức giá cao hơn để sở hữu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó đẩy mạnh doanh số và lợi nhuận bán hàng.
– Là cơ sở vững chắc cho chiến dịch tiếp thị và quảng cáo. Nó giúp xây dựng thông điệp tiếp thị đồng nhất và tạo sự tương tác tích cực từ khách hàng.
– Nhanh chóng đối mặt và kiểm soát thiệt hại cho thương hiệu khỏi những tình huống xấu, tránh ảnh hưởng đến danh tiếng.
III. [KINH ĐIỂN] Ví dụ về quản trị thương hiệu
Chúng ta có những cái tên quen thuộc, là những kẻ dẫn đầu trên cả lĩnh vực kinh doanh và quản trị thương hiệu: Apple, Coca-Cola, Nike, Google, Tesla. Chúng ta cùng tìm hiểu những ông lớn đã làm gì?
1. Apple – Ví dụ về quản trị thương hiệu
Apple xây dựng và duy trì thành công thương hiệu, tạo sự trung thành của khách hàng. Đặc biệt, mỗi lần Apple quay trở lại, ra mắt sản phẩm mới luôn khiến toàn cầu kỳ vọng và bàn tán. Sẽ không khó thấy những bài chờ đợi ra mắt sản phẩm iPhone được đăng bài lên nhiều page dày đặc.
– Nhận diện thương hiệu: thiết kế Apply chú trọng sự hiện đại, sang trọng – ưu tiên tính độc đáo, tối giản. Tất cả sản phẩm đều theo hình tượng này, từ iPhone, iPad đến MacBook và các dòng sản phẩm khác.
– Trải nghiệm khách hàng: Apple Store là một ví dụ điển hình về cách họ tạo ra không gian thân thiện và trải nghiệm mua sắm độc đáo cho khách hàng.
– Định giá sản phẩm: việc định giá sản phẩm ở mức cao hơn so với đối thủ đôi khi không làm giảm giá trị thương hiệu của họ, mà thậm chí còn tạo ra sự yêu thích từ khách hàng.
– Tính cải tiến: Apple luôn đứng đầu trong cuộc đua công nghệ, không đừng đầu tư phát triển sản phẩm và công nghệ mới.
Mẹo nhỏ dùng iphone: cách spam tin nhắn trên messenger trên iphone tự động, cực nhanh.
– Chiến lược tiếp thị đậm chất sáng tạo, tập trung vào tính năng độc đáo, kích thích tính tò mò và mong đợi. Đương nhiên, hình ảnh tiếp thị đều theo phong cách tối giản, sang trọng.
– CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp): Apple đã tập trung vào việc tạo ra sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường. Điều này giúp họ xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt khách hàng quan tâm đến các vấn đề môi trường.
2. Quản trị thương hiệu Coca-Cola
Coca-Cola – thương hiệu nước ngọt gắn liền với hình ảnh tươi mới, những sự kiện quan trọng như Giáng Sinh, Tết. Coca-Cola luôn tập trung vào những chiến dịch tạo cảm xúc, kết nối.
– Nhận diện thương hiệu: logo truyền tải mạnh mẽ, màu đỏ biểu trưng, thiết kế chai, lon truyền thống,… – tạo nên tính đặc trưng và nhận diện mạnh mẽ của Coca-Cola.
– Trải nghiệm khách hàng tích cực thông qua chiến dịch quảng cáo, sự kiện, quà tặng. Việc phát triển mạnh các điểm bán lẻ cũng tạo cơ hội trải nghiệm dễ dàng.
– Coca-Cola với động cồng: nhãn hàng tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với cộng đồng và tạo dựng hình ảnh tích cực. Họ đầu tư mạnh vào các sự kiện xã hội, văn hóa, thể thao.
– Chiến dịch quảng cáo: Coca-Cola luôn nổi tiếng với các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và thú vị. Ví dụ như chiến dịch “Share a Coke”. Vào thời điểm đó, với việc hàng loạt page sử dụng phần mềm đăng bài tự động post bài quảng bài, chiến dịch đạt tính lan tỏa mạnh mẽ.
3. Thương hiệu Nike và tầm nhìn brand management là gì?
Nike là biểu tượng vĩ đại của việc quản trị thương hiệu thành công. Nike đã tạo ra một thương hiệu mạnh bằng cách kết hợp thể thao và phong cách. Bên cạnh việc nâng cao hiệu suất thể thao, Nike còn về cách thể hiện cá tính và phong cách cá nhân của mỗi người.
– Thiết kế sản phẩm: Nike nổi tiếng với việc sản xuất giày thể thao và quần áo có thiết kế đẳng cấp và hiện đại. Điều này đã giúp thương hiệu tạo ra sự thèm khát và lòng trung thành từ người tiêu dùng.
– Để truyền tải và kết nối mạnh, Nike đã đầu tư mạnh mẽ vào tài trợ các vận động viên và đội thể thao nổi tiếng như Michael Jordan, LeBron James, và Cristiano Ronaldo.
– Nike không ngừng đổi mới về công nghệ và thiết kế. Ví dụ, công nghệ “Air” của họ đã thay đổi cách mà giày thể thao được thiết kế và sản xuất. Sự đổi mới này giúp thương hiệu duy trì sự hấp dẫn và cạnh tranh trong ngành công nghiệp thể thao.
– Chiến dịch tiếp thị của Nike thường tập trung vào việc tạo ra cảm xúc và kích thích khách hàng. Slogan nổi tiếng như “Just Do It” (Chỉ Cần Làm) thúc đẩy tinh thần tự khắc phục và đối mặt với thách thức.
– Nike và cộng đồng thể thao: Nike đã tạo ra một cộng đồng thể thao mạnh mẽ thông qua sự hỗ trợ cho các sự kiện thể thao, giải đấu, và các hoạt động vận động. Họ cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện và chương trình thể thao để kết nối với cộng đồng và khuyến khích hoạt động thể thao.
Lời kết
Hiểu rõ khái niệm và vai trò của brand management là gì là cơ sở để bạn quản trị thương hiệu từ đúng, đủ đến đột phá. Chúc thương hiệu bạn nhanh chóng thành công, có những khách hàng trung thành!
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemninja2797
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/