Cụm từ local brand những năm gần đây làm mưa làm gió trong cả giới kinh doanh và thời trang. Đây trở thành phong cách sống của giới trẻ. Vậy thực sự hàng local brand là gì? Có lưu ý gì với những người ai đang muốn dấn thân kinh doanh local brand? Cùng Ninja tìm kiếm câu trả lời nhé!
I. Local brand là gì?
Local brand – hiểu đơn giản là những thương hiệu trong nước, địa phương. Hiện nay, local brand thường sử dụng cho những thương hiệu thời trang nội địa, được sản xuất, thiết kế và sáng tạo bởi người bản địa (ở đây là người Việt Nam).
Local brand thực tế đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây 10 năm với những cái tên nổi lên như PT2000, Ninomax, Couple TX,… Tuy nhiên do mẫu mã chưa thực sự đa dạng, local brand lúc này chưa thực sự được đón nhận.
Từ năm 2017 đến nay, các sản phẩm của local brand được ưa chuộng trước hết bởi tinh thần “Người Việt dùng hàng Việt”. Người trẻ ưa chuộng các item local bởi tính độc đáo, sáng tạo và mang dấu ấn cá nhân rất đặc biệt. Bên cạnh đó là chất lượng, form dáng phù hợp với vóc dáng người Việt.
Các local brand nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay có thể kể tên như Biti’s, 5theway, DVRK, zune.zx, Have Fun With The Homies!, Coolmate,…
Vậy là chúng ta đã hiểu thời trang local brand là gì, cùng bắt tay vào tìm kiếm những mảnh ghép xây dựng nên local brand từ thuở sơ khai nhé!
II. Những mảnh ghép quan trọng để xây dựng đồ local brand là gì?
Tất cả những công việc dưới đây bạn sẽ cần thực hiện gần như đồng thời và liên hệ chặt chế để tạo nên một chiến lược xây dựng local brand thống nhất.
1. Ý tưởng độc đáo và khả thi
Bất kỳ mô hình kinh doanh nào đều bắt nguồn từ những ý tưởng kinh doanh mới lạ hoặc nhỏ nhất, hoặc điên rồ nhất, hoặc vĩ đại nhất,…
Đó nên là một lĩnh vực bạn đã có hiểu biết hoặc một sở thích, thế mạnh để có đam mê và đi lâu dài.
2. Sản phẩm kinh doanh
Thời trang là một nhóm ngành rất rộng lớn, khi mới bắt đầu, hay lựa chọn 1 nhóm sản phẩm và xây dựng bộ quy tắc cho sản phẩm:
– Sản phẩm cho nam, nữ hay unisex
– Phong cách: công sở, street style, casual, party, hay thể thao…
– Tính cách: quyến rũ, cá tính, dịu dàng, thanh lịch…
– Item: Giày dép, quần áo, váy, phụ kiện,…
– Giới hạn độ tuổi sản phẩm
3. Chi phí mở local brand
Không có khoản ngân sách cố định để mở một local brand. Chi phí phụ thuộc quy mô kinh doanh của bạn, cụ thể hơn là loại hình, mô hình kinh doanh, chất lượng đầu ra, hình thức kinh doanh online hay offline, khu vực kinh doanh, các thức quảng bá,… Tất nhiên để mở một nhãn hàng chi phí sẽ cao hơn 1 shop quần áo cơ bản.
Một khoản ngân sách tối thiểu được những người có kinh nghiệm đề xuất là 30 triệu đồng để bắt đầu từ quy mô nhỏ, online.
4. Tên, logo, slogan
Brand Name và logo trong phong cách local là gì? Tên là điểm brand gây ấn tượng với khách hàng, và cũng có thể đi rất lâu dài với brand. Tên thương hiệu cũng có thể phản ánh tính cách thương hiệu: cá tính, dịu dàng hay điệu đà,…
Sau khi có brandname, hãy bắt đầu thiết kế logo dựa trên brandname và tính cách thương hiệu. Một vài lưu ý khi thiết kế logo:
– Những logo thiết kế đơn giản, tinh tế, ít chi tiết sẽ ít “lỗi mốt”.
– Logo phải thể hiện tính cách thương hiệu qua cách đi nét cứng cáp, gãy khúc hay nét mỏng, cong…
– Thiết kế logo ở cả dạng âm bản và dương bản. Cả 2 bản đều luôn phải nổi bật.
Những câu slogan tiếng anh hay, ngắn gọn thu hút TRIỆU khách hàng
5. Khách hàng và thị trường tiềm năng
Việc xác định tệp khách hàng, phân loại khách hàng vì thị trường sẽ tác động rất nhiều đến sản phẩm được lựa chọn kinh doanh, mặt bằng.
6. Mô hình kinh doanh của local brand là gì? Online – Offline
Tuy vào nguồn vốn và khả năng tiếp thị để bạn lựa chọn hình thức kinh doanh online, offline hoặc kết hợp phù hợp. Tất nhiên việc kết hợp cả 2 sẽ tối ưu hiệu quả nhất nếu bạn tận dụng triệt để. Tuy nhiên, với nguồn vốn và nguồn lực, nhân sự có hạn, bắt đầu từ kinh doanh online, kết hợp với các công cụ hỗ trợ như phần mềm tự động đăng bài,… sẽ giúp bạn tối ưu chi phí.
7. Khâu sản xuất sản phẩm
Hiện nay có khá ít các xưởng nhận may và in đồng thời, hoặc đó sẽ là những xưởng lớn, yêu cầu sản lượng nhiều. Nếu không tìm được, bạn có thể liên kết xưởng may, xưởng in đẹp, yêu cầu in test kỹ.
Đồng thời, hãy tìm phương án logistics giữa các xưởng, từ xưởng tới kho, từ kho tới cửa hàng (nếu kho và cửa hàng độc lập).
8. Chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
Từ những gạch đầu dòng phía trên, bạn có thể lập ra chiến lược. Nếu không có chiến lược marketing mix chi tiết, bạn có thể liệt kê theo những ý sai:
– Nguồn vốn (bao gồm tự có và vay mượn)
– Các chi phí trước mắt (mặt bằng, quản lý, sản xuất, nhân công, hao mòn tài sản, chi phí khác,…)
– Kế hoạch triển khai truyền thông
– Kế hoạch doanh thu dự định
Có thể đây chỉ là kế hoạch dự kiến, tuy nhiên cũng sẽ là cơ sở để bạn quyết định có bắt tay vào triển khai ngay không? Cần thêm những nguồn lực gì?
9. Các chiến lược Marketing phù hợp
Nếu thực sự quyết định bắt tay vào sản xuất và kinh doanh, bạn thậm chí có thể PR cho thương hiệu và sản phẩm trước khi có một sản phẩm “cầm nắm được”.
75% quyết định mua hàng của người dùng đến từ cảm xúc. Cảm xúc có thể là vui buồn, đồng cảm, chia sẻ, hưng phấn, hãy tạo cảm xúc về thương hiệu của bạn cho người dùng.
Các cách phát tờ rơi tương đối cũ, bạn có thể tận dụng “dân số đông” ở các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Zalo,…
II. Cùng Ninja quản lý các kênh PR sản phẩm
Cùng xây dựng kế hoạch pr sản phẩm, thương hiệu và quản lý các kênh hiệu quả trên nền tảng Facebook.
1. Xây dựng thương hiệu cá nhân
Thương hiệu cá nhân là cách kinh doanh rất hiệu quả. Khách hàng có thể tin tưởng vào chính bạn và mua mặt hàng cho chính bạn kinh doanh, quảng bá, sử dụng.
Bên cạnh lan tỏa chia sẻ qua những bài post, Ninja khuyến khích bạn chọn cách đăng reels facebook – một cách tiếp cận rất tốt, khả năng “viral”cao hiện nay.
2. Tạo các cộng đồng, fanpage chia sẻ
Sử dụng tool tạo page facebook, tạo group, xây dựng một môi trường trao đổi chung.
Ví dụ, bạn tạo group chia sẻ về thời trang, tích cực kéo mem group facebook và tạo nhiều chủ đề thời trang xoay quanh brand của bạn. Từ đó có thể lồng ghép những nội dung, sử dụng tool spam comment facebook free bình luận vào những bài post liên quan, Từ đó PR cho thương hiệu và sản phẩm. Nếu quản trị nhiều group, bạn cũng dễ dàng chăm sóc group với tool đăng bài group facebook bằng nhiều tài khoản khác nhau.
3. Tạo mối liên hệ với khách hàng
Ngoài ra, để tương tác và cung cấp thông tin tới khách hàng, bạn có thể sử dụng phần mềm gửi tin nhắn hàng loạt trên facebook gửi các chiến dịch, thông tin khai trương, thông tin sản phẩm mới,… tới khách hàng.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết giải thích thương hiệu local brand là gì? Trả lời những câu hỏi xung quanh việc bắt đầu kinh doanh và PR cho local brand. Cùng tìm hiểu và chúc bạn thành công nhé!
=>> Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/
Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemninja2797
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Zalo: https://zalo.me/0967922911
Telegram: https://t.me/phanmemninjagroup
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/